Những người trẻ tiếp xúc tử khi còn nhỏ đều có ảnh hưởng nhất định tới sự định hình và phát triển nhân cách của trẻ. Nếu như cha mẹ không nắm bắt được vai trò của gia đình và những người xung quanh trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau thì rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu có được sự quan tâm đúng mức và được định hướng đúng từ những người này, trẻ sẽ có điều kiện hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Trẻ không thể sống thiếu mẹ trước 6 tuổi
Thực tế, điều trẻ cần nhất trong độ tuổi này chính là sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ. Trẻ cần được tiếp xúc cơ thể nhiều hơn như ôm, chạm để trẻ phát triển toàn diện về mặt cảm xúc, khi lớn lên trẻ không sợ hãi hay choáng ngợp trước những tiếp xúc cơ thể.
Trẻ dưới 6 tuổi cần sự quan tâm và gắn bó mật thiết của mẹ (Ảnh minh họa)
Khi trẻ còn nhỏ là lúc khả năng học hỏi và bắt chước của trẻ mạnh nhất. Ở giai đoạn này, những gì mẹ làm, từng lời nói, hành động đều sẽ tác động sâu sắc đến trẻ. Do đó cha mẹ không nên quá áp đặt con cái như yêu cầu con gái phải gọn gàng, sạch sẽ hay con trai không được khóc. Thay vào đó, cha mẹ nên để trẻ được bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, thoải mái, tránh trẻ trầm cảm do quá bị ép buộc. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ em phải ăn mặc phù hợp với vai trò giới tính của mình.
Từ 6 đến 13 tuổi, khao khát những hình mẫu đồng giới
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có nhận thức về giới tính, chú ý hơn đến những yếu tố mà những người cùng giới sở hữu. Vì vậy, đây là độ tuổi “vàng” để trẻ phát triển toàn diện về nhận thức giới nên cha mẹ cần cố gắng đóng vai trò là tấm gương cho trẻ.
Ví dụ, đối với người cha có con trai, không nên bận rộn với công việc và vắng mặt trong các hoạt động gia đình, điều này rất dễ khiến con trai học theo trong tương lai. Các ông bố nên dành nhiều thời gian chơi thể thao với con trai và phát triển một số sở thích chung cho con. Tương tự, các bà mẹ nên dành sự quan tâm hơn cho con gái ở độ tuổi này và tham gia các hoạt động mà chúng yêu thích.
Từ 14 tuổi đến khi trưởng thành: Vai trò của thần tượng
Độ tuổi từ 14 trở đi, trẻ bước vào tuổi dậy thì và thường xuất hiện tâm lý nổi loạn. Thời điểm này sự nhận thức cuối cùng về vai trò giới được hoàn thành thông qua việc tôn thờ hoặc ngưỡng mộ thần tượng. Hầu hết thanh thiếu niên ở độ tuổi này đều hướng sự chú ý nhiều hơn đến một thần tượng nào đó.
Đây có thể là nhân vật của công chúng hoặc là giáo viên, bạn bè. Thần tượng này có một số "hành vi anh hùng" khiến trẻ đặc biệt thích thú và định hình bản thân theo hình ảnh và hành vi đó.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường xem thần tượng là hình mẫu để bản thân học theo (Ảnh minh họa).
Việc một đứa trẻ thần tượng một ca sĩ, cầu thủ... không có gì là xấu. Nhìn ở khía cạnh tích cực, khi trẻ thần tượng ai đó có nghĩa là trẻ đã xác định được cho mình một mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu, giúp trẻ phát triển toàn diện, thậm chí là phát huy khả năng nghệ thuật. Ít nhiều thì tài năng của những ngôi sao, thần tượng đó cũng có ảnh hưởng tích cực đến lối sống của trẻ.
Trong giai đoạn này, cha mẹ nên cố gắng hết sức để chọn cho con một người hướng dẫn tốt và để con tiếp xúc nhiều hơn với những con người, việc làm mang năng lượng tích cực. Thay vì cấm cản, phê phán, phụ huynh nên ngồi xuống, lắng nghe suy nghĩ của con và hiểu tại sao con thích một ngôi sao nào đó. Hướng dẫn các con đánh giá những mặt tốt đẹp của thần tượng, điều chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm để con trở thành người tốt hơn.
Phụ huynh cũng cần tôn trọng những bí mật nhỏ của con, đừng lén lút xem ngăn kéo và nhật ký của con, đồng thời chú ý đến phương pháp giao tiếp để hiểu một số hành vi xa cách của đứa trẻ.
Hãy học cách buông bỏ một cách phù hợp và để con tự lên kế hoạch cho công việc của mình, mở đường cho chúng sống tự lập khi trưởng thành.