Hai năm gần đây, bờ biển Hội An sạt lở khá nghiêm trọng

17/12/2020 10:51
Tình hình sạt lở, xói mòn bờ biển tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đang diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến việc sạt lở là thiên tai, yếu tố khách quan tác động.

 Tình hình sạt lở, xói mòn bờ biển tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đang diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến việc sạt lở là thiên tai, yếu tố khách quan tác động.

Hai năm gần đây, bờ biển Hội An sạt lở khá nghiêm trọng

Khung cảnh tan hoang ở bờ biển Hội An sau bão vào tháng 11 - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngày 16-12 tại tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban điều phối về quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và bờ biển giữa hai địa phương trong năm 2017-2020.

Tại buổi hội thảo, tiến sĩ Phạm Quang Đông - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ kinh tế và thủy lợi miền Trung - đã có báo cụ thể về hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến việc bờ biển tại TP Hội An đang bị xói lở và đưa ra một số đề xuất nhằm giảm tình trạng trên.

Bờ biển tại TP Hội An từ trước đến nay hầu như năm nào cũng diễn ra tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay đang có hướng chuyển dịch về phía bắc, hai năm trở lại đây tình trạng sạt lở, xói mòn diễn ra khá nghiêm trọng.

Nhiều đường bờ biển như Cửa Đại, An Bàng... đang bị sạt lở nghiêm trọng, làm mất hoàn toàn các bãi tắm, phá hủy nhiều công trình và cơ sở hạ tầng kinh tế, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân ven bờ.

Hai năm gần đây, bờ biển Hội An sạt lở khá nghiêm trọng

Tiến sĩ Phạm Quang Đông đưa ra nguyên nhân và tình trạng sạt lở, xói mòn ở bờ biển TP Hội An - Ảnh: ĐỨC TÀI

Theo tiến sĩ Đông, nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ biển tại TP Hội An là do tác động từ yếu tố tự nhiên như: lượng bùn cát từ thượng lưu giảm mạnh, dòng chảy từ Cửa Đại ngày càng đi xuống phía nam mang theo bùn cát.

Xuất hiện nhiều con sóng có chiều cao lớn, hướng sóng vuông với bờ vào mùa gió Đông Bắc. Kèm theo đó là các cơn bão, mưa lũ.

Ngoài ra, việc xây dựng các công trình ven biển như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng quá nhiều đã làm giảm việc trao đổi cát giữa bờ và giải cát ngầm, khiến tác động của sóng biển vào bờ là khá lớn.

Việc xây dựng các bờ kè chống sạt lở tạm thời của người dân sống gần bờ biển cũng là "ngòi nổ" tạo hiệu ứng lan truyền xói lở lên phía bắc, việc khai thác cát trên sông Thu Bồn diễn ra phức tạp.

Hai năm gần đây, bờ biển Hội An sạt lở khá nghiêm trọng

Phần móng một côn trình bị nứt toác, tường sập xuống sau bão - Ảnh: LÊ TRUNG

Để khắc phục tình trạng sạt lở, lãnh đạo sở tài nguyên - môi trường hai địa phương đã đưa ra các giải pháp như: xây dựng công trình cứng như xây dựng tuyến kè phù hợp, bảo đảm ổn định, phun cát tạo bãi, xây đê ngầm giảm sóng.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý các dải cồn cát ven biển, rừng ngập mặn khu vực cửa sông, các công trình bảo vệ bờ hiện có.

Bên cạnh đó, quản lý việc khai thác, nuôi trồng thủy hải sản theo quy hoạch, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển, xây dựng giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ biển, giám sát chặt chẽ việc xây dựng các công trình du lịch, dân sinh ven biển.

'Siêu xe' vào phố cổ Hội An nhưng 'không vi phạm', đúng hay sai?

Xem thêm: Thông tin mới nhất, tin nóng nhất trong ngày

Theo Nguồn tuoitre.vn

Hai năm gần đây, bờ biển Hội An sạt lở khá nghiêm trọng - Tin Mới