Con người sống trên đời, lời không thể nói cẩu thả, quần áo không thể mặc bừa. Trang phục không chỉ để giữ ấm, mà nhiều khi còn thể hiện thân phận và gu thẩm mỹ của một người.
Trang phục từ vải linen giải nhiệt hè cho chị em công sở
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta mặc áo gì, quần như thế nào, phải kết hợp với giày ra sao, đều rất quan trọng. Cho dù một số người có nhấn mạnh đến quyền tự do ăn mặc nhưng nếu mặc sai trang phục, không chỉ bản thân cảm thấy không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến công việc, thậm chí phá hỏng vận mệnh.
Trang phục kỳ quặc
Trong xã hội cổ đại, trang phục kỳ quặc bị coi là không hợp lễ pháp, vi phạm quy tắc thông thường. Thậm chí, ở nhiều triều đại, việc mặc trang phục lạ lùng có thể bị tống giam.
Mặc dù xã hội hiện nay cởi mở và đa dạng hơn, nhưng đối với nhiều loại trang phục kỳ quặc hoặc quá hở hang, người ta vẫn cho rằng đó là biểu hiện của sự khiếm nhã, không đứng đắn. Đừng bao giờ vì cách ăn mặc của mình mà làm cho bản thân trở nên kỳ quặc và tạo ra những hình ảnh không đẹp mắt trong xã hội.
Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Nhà nghèo quét sạch đất, gái nghèo chải tóc sạch, cảnh sắc tuy không diễm lệ nhưng khí độ tự nhiên phong nhã”. Một người phụ nữ không nhất thiết phải trang điểm lộng lẫy, chỉ cần gội đầu sạch, mặc quần áo sạch sẽ, ngay lập tức có thể nâng cao khí chất và làm cho người khác cảm thấy dễ chịu. Có thể thấy, sự sạch sẽ quan trọng như thế nào đối với hình ảnh của một người.
Mặc dù năng lực của một người không hoàn toàn phụ thuộc vào trang phục; nhưng thực tế là, nếu bạn mặc quần áo không đúng, rất có thể bạn sẽ mất “tư cách bước vào cửa” trong những dịp quan trọng. “Áo mũ chỉnh tề” nghĩa là nhắc nhở mọi người rằng, mặc trang phục sạch sẽ và gọn gàng là yêu cầu cơ bản. Mặc quần áo bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của gia đình hoặc cả tập thể.
Trang phục không hợp thời
Cổ nhân có câu: “Phàm theo lễ của kẻ làm con, mùa đông thì lo cho cha mẹ ấm, mùa hè thì lo cho cha mẹ mát, buổi tối thì lo cho cha mẹ yên chỗ nằm, buổi sớm thì hỏi thăm xem cha mẹ ngủ dậy có mạnh khỏe không”. Việc mặc quần áo cũng vậy, nên theo mùa mà chọn, tùy theo thời tiết và sự biến đổi của mùa mà chọn trang phục phù hợp.
Mặc quần áo quá mỏng hoặc quá dày đều không có lợi cho sức khỏe, và còn làm cho bản thân trở nên lạc lõng. Nghiên cứu tâm lý học phát hiện rằng, 55% ấn tượng của mọi người về một người đến từ hình ảnh cá nhân. Mà hình ảnh cá nhân phần lớn liên quan đến “hợp thời”, thích ứng với mùa.
Trang phục quá xa hoa lộng lẫy
Người xưa có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, trong một số hoàn cảnh, trang phục của một người thể hiện địa vị và chức vụ. Nhưng trong phần lớn cuộc sống, mặc quần áo quá sang trọng và khoa trương, thường sẽ không nhận được sự tôn trọng của người khác mà thay vào đó sẽ khiến người khác khinh thường. Bởi vì, sự phô trương này đại diện cho sự phù phiếm và lãng phí, đại diện cho sự thiếu tu dưỡng và thiếu nội hàm.
Người xưa nói: “Quân tử chuyên tâm lo cái gốc tu thân thì đạo lập thân tự nhiên phát sinh”. Việc mặc quần áo phần lớn cũng nên lấy tính thực tế và thoải mái làm chính, quá theo đuổi xa hoa chỉ khiến mọi người rơi vào vòng xoáy của ham muốn, đánh mất ý định ban đầu và đi sai đường.
Đẹp+10 bộ trang phục đi du lịch đơn giản dành cho những ai không thích phối đồ cầu kỳ Theo Gia Đình VIệt Nam